CÁC LOẠI KEO SỬ DỤNG TRONG SẢN XUẤT VÁN ÉP TẠI VIỆT NAM

Giới thiệu

Keo dán đóng vai trò quan trọng trong ngành sản xuất ván ép. Cùng với chất liệu ván bóc, keo quyết định chất lượng và độ bền của tấm ván. Liên kết các lớp gỗ mỏng hoặc dăm gỗ thành một khối thống nhất, đảm bảo chịu lực, khả năng chống ẩm và độ thẩm mỹ cho sản phẩm. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về các loại keo dán phổ biến (UF, MUF, PF) và có bảng tóm tắt so sánh ở cuối các loại keo được sử dụng trong sản xuất ván ép, cùng ứng dụng đa dạng của chúng ngoài lĩnh vực gỗ công nghiệp.


1) Keo Urea Formaldehyde (UF)

Khái niệm: Loại keo phổ biến nhất trong sản xuất ván ép nội thất – là loại keo được sử dụng nhiều nhất trong ngành ván ép Việt Nam.
Ứng dụng: Phù hợp cho ván dăm, ván MDF, ván okal, ván ép cong, ván lạng,…
Keo UF E0 và E1 thường được sử dụng sản xuất đồ nội thất trong nhà vì lượng phát thải khí formaldehyde được chính phủ cho phép, an toàn cho sức khoẻ

Trong khi đó, keo UF E2 được dùng phổ biến trong sản xuất đồ ngoại thất ở nhiều nhà máy Việt Nam.

Tiêu chuẩn độ phát thải (*): E0, E1, E2
Trong đó keo E2 và keo nước hỗn hợp được sử dụng phổ biến ở Việt Nam trong các công trình ngoại thất không yêu cầu cao về chất lượng, đặc biệt là lượng phát thải Formaldehyde.

(*) ​​Tiêu chuẩn xác định mức độ tỏa khí formaldehyde từ vật liệu gỗ và sản phẩm gỗ, đáp ứng ngưỡng an toàn cho sức khỏe con người.

Ưu điểm: Giá thành rẻ, sử dụng phổ biến rộng rãi, thời gian ép ván tương đối ngắn, khả năng bám dính ổn
Nhược điểm:
+ Khả năng chịu nước thấp, không có khả năng chống ẩm cho ván ép
+ Phát thải formaldehyde trong điều kiện nhất định
+ Độ bền cơ học không cao.
2) Keo Melamine Urea Formaldehyde (MUF)

Khái niệm: Là một loại keo WBP (Water Boiled Proof) được sử dụng rộng rãi trong ngành sản xuất ván ép ở Việt Nam, đặc biệt là cho ván MDF và HDF. Keo MUF được tạo ra từ sự kết hợp của urê, formaldehyde và melamine. Kết hợp ưu điểm của keo UF và keo MF, mang đến những ưu điểm vượt trội so với các loại keo khác.
Tùy thuộc vào % Melamine trong keo mà tính chất của keo cũng khác nhau. Phần trăm càng nhiều thì chất lượng ván ép chịu nước càng tăng.

Ứng dụng: Phù hợp sản xuất đồ nội thất ngoài trời và những sản phẩm yêu cầu chống thấm nước như ván ép hàng hải, ván ép phủ phim, ván chớp, LVL,,… phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu
Tiêu chuẩn: E0, E1, E2 – Mức độ chống nước tối đa là 72 giờ đun sôi.
Ưu điểm:
+ Chịu nước tốt, có khả năng chống ẩm cho ván ép
+ Độ bám dính cao hơn so với keo UF giúp các lớp độn không bị tách lớp khi cắt
+ Keo MUF đa dạng các loại
Nhược điểm:
+ Không thể sử dụng keo MUF trong sản xuất khi độ ẩm của ván độn cao.
+ Đòi hỏi người lao động phải sử dụng nhiều kỹ thuật để sản xuất ván ép.
+ Giá thành cao
3) Keo Formaldehyde Phenolic (PF)

Khái niệm: Là loại keo dán tổng hợp được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp gỗ, đặc biệt là sản xuất ván ép, đồ nội thất và xây dựng. Được tạo thành từ sự kết hợp giữa phenol và formaldehyde dưới tác dụng của nhiệt và chất xúc tác kiềm, mang đến độ kết dính mạnh mẽ vượt trội so với các dòng keo dán gỗ khác.
Ứng dụng: Chủ yếu dùng để sản xuất các loại gỗ như ván ép xây dựng, ván MDF chịu nước, chịu nhiệt, công trình ngoài trời… Ván ép làm từ loại keo này có khả năng chịu nhiệt cao, có thể đun sôi trên 72 giờ mà không bị bong tróc và tách lớp.
Ưu điểm:
+ Độ bền cơ học và chịu nhiệt cực cao
+ Khả năng chống nước tốt
Nhược điểm:
+ Vật liệu thô phù hợp dùng với loại keo này không phổ biến.
+ Giá thành cao.
+ Phát thải formaldehyde cao.

Ứng dụng keo dán ngoài ngành gỗ công nghiệp:

Xây dựng: Dán gạch men, bê tông, kim loại,…
Chế tạo máy móc: Dán các bộ phận máy móc, thiết bị
Đóng gói: Dán thùng carton, hộp giấy
Sản xuất đồ thủ công: Dán gỗ, nhựa, kim loại,…

Tóm tắt & Kết luận

Keo dán đóng vai trò thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt là sản xuất ván ép. Với sự đa dạng về chủng loại và tính năng, keo dán đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng, góp phần tạo nên những sản phẩm bền bỉ và chất lượng cao.

https://www.linkedin.com/in/phuc-khanh-plywood-93593921b/

Email us

Zalo

0084978999845